![]() |
Kết quả khảo sát về Cuộc sống độc lập khi về già tại Việt Nam |
Khảo sát được thực hiện với những người Việt ở độ tuổi 30-45, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, dựa trên ba khía cạnh: Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tinh thần và Tài chính.
Theo kết quả khảo sát, 85% người Việt Nam mong muốn có một cuộc sống độc lập khi về già. Đặc biệt, tỷ lệ này còn cao hơn trong nhóm người có mối quan tâm nhất về vấn đề Tài chính khi về già (95%). Khảo sát cũng tiết lộ, Sức khỏe thể chất chính là mối quan tâm hàng đầu (59%) khi về già của người Việt, theo sau là Sức khỏe tinh thần (30%) và Tài chính (11%).
Khảo sát cũng cho thấy một khoảng cách lớn giữa sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị của người Việt Nam cho giai đoạn này. Chỉ có 4 trên 10 người Việt Nam lên kế hoạch và hành động cho cuộc sống về già của mình. Phụ nữ Việt Nam đang hoạch định cho cuộc sống về già tốt hơn nam giới, với 75% phụ nữ được khảo sát cho biết họ đã có kế hoạch cho tuổi già của mình, so với chỉ 59% ở nhóm nam. Với những người chưa có kế hoạch cho cuộc sống về già, vướng bận trách nhiệm gia đình (51%) và tài chính chưa ổn định (44%) là những lý do chính cho sự trì hoãn của họ.
Người Việt Nam có xu hướng bắt đầu hoạch định cho cuộc sống về già khi họ bước vào độ tuổi 40. Đây cũng là độ tuổi trung bình mà người Việt nghĩ họ cần bắt đầu chuẩn bị cho cả ba khía cạnh: Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tinh thần và Tài chính. Mặc dù, mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt Nam đang khá cao- trên 70%, nhưng mức độ tự tin về việc có thể đạt được các kỳ vọng của mình cho cuộc sống về già chỉ khoảng 40% cho cả ba khía cạnh. Những người đã lập gia đình có vẻ sẵn sàng hơn (với hơn 74%) cũng như tự tin hơn (44%) cho cuộc sống tuổi già của mình so với nhóm độc thân.
Ông Phương Tiến Minh, Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam, chia sẻ: “Khảo sát “Cuộc sống độc lập khi về già tại Việt Nam” đã đưa ra những kết quả rất thú vị, và Prudential Việt Nam tự hào khi lần đầu tiên công bố những chỉ số này”.
“Trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam đang từng ngày phát triển, cùng với sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và sự ảnh hưởng từ lối sống cũng như văn hóa của các nước phương tây, chúng ta có thể quan sát được những sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ và hành động của những người trẻ thuộc thế hệ Gen X và Gen Y về cuộc sống độc lập của họ khi về già, so với các thế hệ trước. Mặc dù có đến 85% mong muốn có một cuộc sống tuổi già độc lập, tỷ lệ người Việt đang chủ động lên kế hoạch và hành động để đạt được mong muốn này hiện chỉ ở mức 40%. Đây chính là thách thức mà bản thân mỗi người cần phải hành động ngay để đạt được một cuộc sống về già như kỳ vọng. Với tôn chỉ mục đích giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, khảo sát “Cuộc sống độc lập khi về già” chính là bước đi đầu tiên của Prudential Việt Nam, chung tay giải quyết các thách thức của xã hội để già hóa không phải là gánh nặng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động giúp người dân có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn để tăng mức độ tư tin của họ cho cuộc sống độc lập khi về già. Đây cũng chính là khẳng định cho cam kết lâu dài của Prudential Việt Nam vì một cộng đồng người Việt khỏe mạnh và thịnh vượng”, ông Minh chia sẻ thêm.
TP
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
-
Khai trương Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam - Vietnam FTA Portal
-
Bộ Công Thương: Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến trao đổi thương mại
-
Giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh
-
Thúc đẩy đưa hàng Việt vào các hệ thống phân phối nước ngoài
-
Xuất khẩu trở thành 'điểm sáng' trong bối cảnh dịch COVID-19
-
Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
-
Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội điểm tại các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương
-
Đảng bộ Bộ Công Thương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025
-
EVN khuyến cáo người dân khi mưa bão, ngập lụt
-
Nhận định tiềm năng bất động sản các tỉnh phía Nam
-
Cảnh báo khẩn cấp bão số 3
-
Đấu giá nâng cao giá trị nông sản, tại sao không?